Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 5 và những thay đổi mẹ bầu cần biết
Giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để tăng cân hợp lý nhé.
Giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để tăng cân hợp lý nhé.
Khi mang thai ở tháng thứ 5 mẹ bầu có sự thay đổi rõ rệt về sắc vóc, ngoại hình. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh chóng, bé tiếp tục lớn lên mỗi ngày với các bộ phận quan trọng đang dần hình thành và hoàn thiện.
Các triệu chứng khó chịu trong những tháng thai nghén đều biến mất. Ở tháng này mẹ cần có những chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng thực phẩm dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé!
Các hệ cơ quan đang dần hoạt động. Lớp mỡ dưới da của thai nhi đã bắt đầu hình thành và phát triển.
Những cử động của bé trong bụng mẹ cũng rõ ràng hơn và tần suất nhiều hơn. Hình dạng bộ phận sinh dục của bé đang phát triển ở tuần 18, lúc này bé cũng có thể nghe được âm thanh bên ngoài nên bố mẹ có thể thường xuyên trò chuyện với con.
Tay và chân của thai nhi 5 tháng tuổi đã cân đối, đã bắt đầu kiểm soát được nhiều hành động của mình.
Ở tuần 20, tính tới thời điểm này, thai nhi có trọng lượng khoảng 300gr và chiều dài 25 cm. Các cơ quan phát triển, có thể nghe được nhịp tim bằng ống nghe. Thai nhi vận động linh hoạt nên có thai máy. Bắt đầu hình thành tóc, móng.
Trong giai đoạn này, ngoại hình bên ngoài và nội tiết tố của mẹ bầu có sự thay đổi lớn, mẹ có thể cảm nhận sự khác biệt này thông qua các biểu hiện như:
Mẹ cần cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ đạm, vitamin, sắt, canxi,… chuẩn bị tiếp tục cho sự phát triển của bé trong giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 6.
Mẹ cần biết
Điều bố có thể làm: Trong giai đoạn thai kỳ ổn định này, bố có thể chuẩn bị một số việc nếu cần, ví dụ như chuyển nhà hoặc thay đổi bài trí trong phòng…
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji