Trang chủ // Sức Khỏe Mẹ Bầu //
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý
quan trọng mẹ cần biết
Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 4, những lưu ý quan trọng mẹ cần biết
Đến tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô lên hơn một chút. Thêm vào đó,
triệu chứng ốm nghén cũng dần lắng xuống, mẹ bắt đầu bước vào giai đoạn thai kỳ ổn định
và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng trong nhau thai đã có thể nhận qua dây rốn, cơ và xương thai
nhi dần phát triển. Cử động của thai nhi cũng trở nên linh hoạt hơn.
Ở giai đoạn này, khi siêu âm thai bố
mẹ sẽ thấy được hình ảnh trực
quan sinh động nhất về kích thước của
bé yêu. Cùng Meiji theo dõi bài
viết sau nhé!
Ở tháng thứ 4, bụng mẹ đã nhô
lên hơn, các triệu chứng ốm nghén
cũng giảm dần, mẹ đã bắt đầu
bước vào giai đoạn thai kỳ ổn
định và dễ chịu nhất. Dinh dưỡng
trong nhau thai đã có thể nhận qua dây
rốn, cơ và xương của thai nhi đang dần
phát triển.
Mang thai tháng thứ 4 – Giai đoạn đầu thai
kỳ
Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 4
Tuần 13
Cánh tay, bàn tay, bàn chân đã
được phân biệt rõ rệt. Hệ thống
thần kinh của bé cũng đã phát triển
và cơ bắp cũng đã được
hình thành nên thai nhi trong bụng mẹ có
thể di chuyển linh hoạt hơn. Thai nhi cũng
đã cảm nhận được âm nhạc
từ bên ngoài.
Tuần 14
Lúc này em bé đã có thể nhăn
mặt hoặc nheo mắt. Thận bắt đầu bài
tiết nước tiểu, các cơ quan sinh sản
phát triển mạnh mẽ.
Tuần 15
Thai nhi được bao phủ bởi một lớp lông
trên cơ thể khá mỏng, gọi là lông
tơ với mức độ khác nhau và nhiều
bé khi chào đời vẫn còn lông tơ
bám trên người. Lớp biểu bì, bề
mặt của da cũng được hình thành trong
giai đoạn này.
Tuần 16
Ở tuần 16, thai nhi có chiều dài khoảng 15cm,
và có trọng lượng khoảng 120gr. Tuần
này thai nhi đã có sự nhạy cảm với
ánh sáng. Nếu mẹ chiếu đèn vào
bụng, bé sẽ thường di chuyển để
tránh nơi có ánh sáng.
Trong cơ thể mẹ thay đổi gì ở giai
đoạn thai kỳ tháng thứ 4
Tuần 13
Trong giai đoạn này, mẹ đã ăn uống
ngon miệng hơn do các triệu chứng ốm
nghén đã giảm. Mẹ có thể tích
cực bổ sung
chất dinh dưỡng trong các bữa ăn,
tăng thêm 250 kcal/ngày so với trước khi mang
thai (tương đương với một bát cơm
và thức ăn hợp lý). Bên cạnh
đó, mẹ cũng không nên ăn kiêng khem
quá mức, cân đối bữa ăn để
kiểm soát được cân nặng. Mẹ lưu
ý cấm kỵ chất kích thích, đồ
uống có cồn, hạn chế trà, cà phê.
Ở giai đoạn thai 4 tháng tuổi mẹ cũng
bắt đầu xuất hiện hiện tượng
chân bị chuột rút.
Tuần 14
Thật không khó hiểu khi mẹ thấy mình
dễ chảy máu khi đánh răng, lúc này
nướu răng đã trở nên dễ nhạy
cảm hơn. Điều mẹ cần làm là sử
dụng loại kem đánh răng mềm hơn, sử
dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng
và lưỡi để phòng tránh vi khuẩn.
Tuần 15
Ở giai đoạn này mẹ ăn uống trở
nên ngon miệng hơn, mẹ cũng cần bổ sung
vitamin tổng hợp với axit folic,
sắt, canxi, vitamin D để đảm bảo cơ thể
không bị thiếu chất cung cấp cho thai nhi phát
triển.
Tuần 16
Tuần này, nếu mẹ để ý kỹ sẽ
nhận thấy được những chuyển động
của bé, mẹ cũng hình dung được
tư thế nằm của thai nhi tháng thứ
4, đặc biệt là với những mẹ
mang bầu lần thứ 2, 3. Với mẹ mang bầu lần
đầu, phải chờ thêm vài tuần nữa,
mẹ cũng có thể nhận thấy một số
cơn đau co thắt nhưng hầu hết các
trường hợp đều không có vấn
đề gì đáng lo ngại.
Ở tuần thứ 14, 15 của tháng thứ 4 nhau thai
gần như đã hoàn thiện, mẹ hết
ốm nghén và đã vào giai đoạn
ổn định hơn. Lúc này ngoài việc
khám sức khoẻ định kỳ, mẹ có
thể ra ngoài hoặc đi du lịch để thay
đổi tâm trạng, lấy tinh thần, tập thể
dục nhẹ chuẩn bị tốt cho sức khỏe
để vào thời kỳ giai đoạn
thai kỳ: Tháng thứ 5.
Dấu hiệu nhận biết thai nhi tháng thứ 4
khoẻ mạnh, mẹ yên tâm
Ở giai đoạn tháng thứ 4 thai nhi
có nhiều thay đổi và phát triển
khá nhanh trong giai đoạn này. Kích thước
thai nhi khoảng bằng quả bơ, cân nặng thai nhi
tháng thứ 4 tầm 150gr, chiều dài dao động
13-14cm. Các chi, cơ bắp và hệ thần kinh
của thai nhi tháng thứ 4 phát triển rõ
rệt, thai nhi hình thành lông tơ trên cơ
thể và hoàn thiện da. Qua hình ảnh siêu
âm thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy bé đang
mút tay hoặc lấy tay che mặt.
Giai đoạn thai kì tháng thứ 4, mẹ bầu
sẽ mệt mỏi do bé tăng kích thước
và trọng lượng khiến cơ thể nặng
nề hơn.
Dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng
thứ 4 mẹ cần lưu ý
Điều bố có thể làm: Khi biết vợ
đã mang thai, người chồng cần bắt
đầu chuẩn bị tâm lý làm bố. Vai
trò của người chồng lúc này
là động viên, hỗ trợ một cách
nhẹ nhàng, ấm áp cho vợ đang cảm
thấy bất an. Theo dõi sức khoẻ của vợ
và kịp thời đưa vợ đến
phòng khám, bệnh viện thăm thăm khám.
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Giai đoạn này, các triệu chứng khó chịu trong những tháng
thai nghén đều biến mất. Tuy nhiên, mẹ nhớ lưu ý chế độ ăn uống cân bằng dinh
dưỡng để tăng cân hợp lý nhé.
Thai nhi ở tháng thứ 6 sẽ mọc lông mày, lông mi và bộ xương
dần trở nên cứng cáp. Mẹ chỉ cần không gây áp lực lên bụng thì có thể nhẹ nhàng
trải qua giai đoạn ổn định này. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mẹ dễ
mắc phải các triệu chứng như phù chân, táo bón…
Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ
ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở
nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này,
mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để
ngăn ngừa đau lưng nhé.
Sang tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi trong bụng đã có phản
ứng với âm thanh bên ngoài. Bên cạnh đó, đây cũng là khoảng thời gian mẹ thường
cảm thấy mệt mỏi, tim đập nhanh do dạ dày và tim bị chèn ép, đồng thời tâm trạng
dễ rơi vào trạng thái bất an.
Đến tháng thứ 9, thai nhi đã lớn lên rất nhiều. Trong cơ thể
mẹ cũng diễn ra rất nhiều sự thay đổi, xuất hiện tình trạng ợ nóng và dạ dày bị
chèn ép gây cho mẹ cảm giác chán ăn, tim đập nhanh, hụt hơi. Những mẹ đang đi
làm thì chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ thai sản.
Đến tháng thứ 10, đầu thai nhi đã chúc xuống phía trong
xương chậu nên thai nhi không cử động nhiều như thời gian trước và có thể chào
đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, lúc này, tử cung đã tụt xuống dưới, không gây chèn
ép dạ dày giúp mẹ có cảm giác thèm ăn trở lại. Mẹ hãy chuẩn bị thật kỹ về cả thể
chất lẫn tinh thần để có thể sinh nở thuận lợi và chăm sóc con thật tốt sau sinh
nhé.
Trong thời kỳ mang thai, ngoài
những triệu chứng như ốm nghén, táo
bón, mệt mỏi,… thì mẹ bầu
còn phải đối mặt với những bệnh
thường gặp như cảm cúm, sốt,….
bởi hệ miễn dịch của mẹ trong thai kỳ
bị suy yếu đi một phần. Bởi vậy,
mẹ bầu sẽ không thể tránh […]
Cảm cúm là loại bệnh truyền nhiễm có thể phát sinh ở tất cả
mọi người. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ, người cao tuổi và
phụ nữ mang thai.
Nhiều mẹ bầu có thể đã lỡ, hoặc phải sử dụng kháng sinh ngay
trước hoặc trong thời gian mang thai. Việc này liệu có ảnh hưởng đến thai nhi
không là câu hỏi lớn nhất mà mẹ bầu thường quan tâm, lo lắng. Những thông tin
sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp các thắc mắc này.
Tháng thứ 3 của thai kỳ là thời điểm các cơ quan trong cơ
thể thai nhi tiếp tục hình thành. Mẹ có thể bị ốm nghén nặng hơn và mất cảm giác
thèm ăn. Ngoài ra, tử cung cũng phát triển to bằng khoảng nắm tay người lớn
khiến mẹ có thể bị đau thắt lưng. Mẹ chú ý điều chỉnh các tư thế vận động đúng
nhé.
Đến tháng thứ 2 của thai kỳ, bào thai đã phân hóa rõ đầu,
mình, tay, chân. Cơ thể mẹ cũng xuất hiện một số thay đổi như không thấy kinh,
bầu ngực căng lên, bắt đầu ốm nghén. Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường
các mẹ nhé.