Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh sao cho đúng và an toàn

Việc hút sữa, trữ sữa trong tủ lạnh giúp mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc con, dù mẹ có bận làm việc hay đi công tác, bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa giàu dinh dưỡng. Hãy cùng Meiji tìm hiểu cách bảo quản sữa mẹ đúng nhất và an toàn nhất qua những thông tin dưới đây mẹ nhé!

Cách bảo quản sữa sao cho đúng và an toàn

Sữa mẹ có thể để được bao lâu?

Như các mẹ đã biết ở các nhiệt độ khác nhau cũng ảnh hưởng đến thời gian bảo quản của sữa mẹ.

Sữa mẹ sau khi hút ra để ở nhiệt độ từ 19 độ C đến 26 độ C giữ được tốt nhất từ 4 đến 8 giờ.

Nếu mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ < 4 độ C, sữa mẹ sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng sữa mẹ tốt nhất, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng ngay trong 1 ngày.

Nếu mẹ bảo quản sữa trong ngăn đông của tủ lạnh, có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C đến -20 độ C thì có thể trữ đông sữa mẹ trong 6 tháng đến 12 tháng, nhưng dùng được tốt nhất trong 6 tháng và dùng càng sớm càng tốt cho bé nhé các mẹ.

Trữ đông sữa mẹ bằng tủ đông riêng để đạt được thời gian bảo quản tốt tối đa. Không bảo quản lâu sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đá tủ lạnh. Thay đổi nhiệt độ từ việc đóng – mở cửa tủ lạnh thường xuyên có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa bảo quản.

Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh mini chỉ có một cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát, vì hoạt động đóng mở làm nhiệt độ trong ngăn đá thay đổi liên tục nên các mẹ chỉ có thể bảo quản sữa mẹ được trong 2 – 3 tuần.

Còn đối với loại tủ lạnh 2 cánh, có cánh riêng cho ngăn đá và ngăn mát, thì các mẹ có thể bảo quản sữa mẹ vắt ra có thể để được 3 – 6 tháng.

Những cách bảo quản sữa mẹ an toàn và phổ biến nhất

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông:

Sau khi hút sữa, mẹ dùng bút ghi ngày tháng năm lên túi trữ sữa hoặc bình trữ sữa chuyên dụng và cho vào ngăn đông lạnh để bảo quản ở nhiệt độ -18 độ C. Mẹ không nên bảo quản ở cánh cửa ngăn đông vì nhiệt độ không đủ lạnh và không ổn định nhiệt độ.

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đông

Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh:

Mẹ có thể bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát trong 4 ngày đối với sữa mới vắt, còn sau khi dã đông thì chỉ bảo quản và sử dụng trong vòng 1 ngày. Do đó, nên có thể cứ mỗi ngày một lần, nếu không dùng hết sữa, các mẹ dồn sữa lại, ghi ngày tháng năm và chuyển lên ngăn đông lạnh.

Khi sữa đã được làm lạnh, mẹ sẽ thấy trên bề mặt sữa có một lớp váng mỏng. Điều này là hoàn toàn bình thường vì lớp váng mỏng này chính là lượng chất béo trong sữa. Do đó, trước khi làm ấm sữa, mẹ hãy lắc đều bình để lớp chất béo này hòa quyện đều trong sữa nhé.

Để thực hiện cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách, mẹ nên chọn mua những chiếc túi trữ sữa chuyên dụng của các thương hiệu uy tín, được thiết kế đặc biệt với dung tích khoảng 60 – 120ml để bảo quản sữa mẹ. Cho sữa vào túi để trữ, mẹ nên ép hết không khí ra ngoài. Lưu ý, mẹ đừng đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở.

Nếu sử dụng bình trữ sữa, các mẹ dùng bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy để trữ sữa. Tuy nhiên, mẹ nên bình thủy tinh thường tốt hơn bình nhựa.

Trước khi cho sữa vào bình trữ sữa các mẹ phải rửa sạch bình bằng dung dịch vệ sinh bình sữa và nước ấm, để khô. Mẹ không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống nhé.

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh

Lưu ý: Bình nhựa có thể bị biến dạng khi sữa bị đóng băng nên rất dễ vỡ. Chai thủy tinh cũng có thể bị vỡ nếu không được sử dụng đúng cách do đó mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm trước khi dùng. Ngoài ra, mẹ không được đựng sữa mẹ bằng bình bị mẻ, nứt.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh

Sữa sau khi hút ra, nếu bé không bú ngay thì mẹ cần cho vào bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng càng nhanh càng tốt và đậy kín, vặn khóa cẩn thận. Bảo quản sữa ở không gian khô thoáng, không để nơi ẩm thấp hay có nhiệt độ cao.

Tốt nhất mẹ vẫn nên để sữa ở nơi có điều hòa, nhiệt độ dưới 26 độ C để tăng thời gian bảo quản sữa, sữa có thể sử dụng tối đa trong 1 giờ đồng hồ.

Giải đáp thắc mắc về cách bảo quản sữa mẹ theo phương pháp trữ đông

Sữa trữ đông có bị đổi màu không?

Sữa trữ đông sau khi rã đông sử dụng có thể sẽ có màu hơi khác so với sữa tươi vừa vắt ra, thông thường sữa mẹ trữ đông sẽ chuyển màu hơi xanh, hơi vàng hoặc nâu nhẹ có thể bị tách thành các lớp như sữa chua khi bảo quản tủ lạnh.

Nhưng mẹ hãy yên tâm vì đây không phải là điều xấu. Sữa mẹ để ngăn mát hay ngăn đông đều sẽ bị tách lớp, trước khi cho trẻ sử dụng, mẹ chỉ cần lắc nhẹ để trộn chúng lại với nhau. Mẹ cứ yên tâm sữa này vẫn an toàn cho bé uống nhé.

Xem thêm: Khám phá màu sắc sữa mẹ qua từng giai đoạn

Sữa trữ đông có mùi do đâu?

Có nhiều trường hợp mùi vị của sữa thay đổi sau khi rã đông. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn của mẹ, thuốc men, sữa tiếp xúc với nhiệt độ không phù hợp hoặc do mẹ hút thuốc lá.

Thông thường, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thường có mùi xà phòng. Sau rã đông sữa có mùi nặng hơn sữa để ngăn mát. Quá trình enzyme lipase ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại sẽ dẫn đến các phản ứng phân hủy chất béo và giải phóng axit béo đôi khi làm biến đổi mùi hương của sữa mẹ, khiến sữa trữ đông có mùi khác lạ. Khi bé bú trực tiếp, quá trình này thường xảy ra sau khi sữa vào hệ tiêu hóa của bé, mục đích giúp hỗ trợ bé tiêu hóa tốt sữa mẹ.

Nhưng mẹ yên tâm vì bé vẫn có thể sử dụng được bình thường và nó hoàn toàn không có hại gì với các bé, nhưng có một số bé sẽ từ chối không uống sữa này.

Mẹ có thể khử mùi sữa trước khi trữ đông. Sau khi hút sữa ra, mẹ hãy đun sữa với ngọn lửa nhỏ, khi sữa hơi sôi lăn tăn thì tắt bếp để nguội rồi đem cấp đông. Cách này giúp giảm mùi rõ rệt, nhưng sẽ khiến sữa mất đi một số kháng thể.

Mẹ nên kiểm tra mùi vị sữa trước khi để vào tủ đông. Để từ 1 – 2 túi sữa đông lạnh và thời gian bảo quản sữa mẹ tốt nhất là khoảng 5 ngày. Sau đó, mẹ hãy kiểm tra mùi vị và xem bé có uống được hay không. Nếu trước khi rã đông mà sữa đã có mùi thì mẹ hãy bỏ đi nhé.

Những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ

  • Để hạn chế lượng vi khuẩn xâm nhập vào sữa, mẹ cần rửa tay thật kỹ cũng như vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ vắt sữa, đựng sữa trước khi hút sữa ra để tích trữ.
  • Mẹ cũng cần lau sạch đầu vú trước khi vắt và chườm khăn ấm lên bầu vú khoảng 2 phút trước khi hút sữa mẹ.
  • Mẹ có thể tích trữ sữa bằng chai thủy tinh có nắp đậy, bình nhựa cứng không chứa BPA hoặc các dạng túi đông lạnh sữa mẹ.
  • Mẹ không nên đựng nhiều sữa trong một chai/ túi, mà hãy chừa một khoảng trống ở trên chai/ túi khoảng 2,5cm để khi cho sữa vào có khoảng trống cho sữa nở ra khi bị đông lạnh.
  • Các mẹ không cần phải qua bất kỳ bước xử lý nào trước khi đem sữa mẹ trữ đông.
  • Tốt nhất là mẹ nên để sữa ở ngăn đá tủ lạnh ngay sau khi vắt, đừng đợi vài tiếng đồng hồ rồi mới bỏ vào tủ có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sữa.
  • Trước khi cho sữa vào tủ lạnh mẹ cần kiểm tra tủ có mùi hôi hay không và chắc chắn sữa được lưu trữ trong một khu vực sạch sẽ, tránh xa các thực phẩm chưa nấu chín.
  • Khi bảo quản sữa mẹ nên để ở phía bên trong, ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Đây là nơi lạnh và duy trì nhiệt độ ổn định nhất. Mẹ không nên để sữa ở phía ngoài mép tủ hay cánh cửa tủ vì sẽ làm sữa mau hỏng hơn đó.
  • Nếu trữ đông sữa trong ngăn đá, mẹ hãy trữ theo từng túi nhỏ theo cữ bú của bé. Việc lưu trữ với thể tích nhỏ cũng giúp sữa nhanh đông lạnh hơn và rút ngắn thời gian rã đông sữa mẹ
  • Mẹ lưu ý nên dán nhãn và ghi ngày tháng vắt sữa ở từng chai/ túi đựng để tiện ghi nhớ hạn sử dụng của sữa trữ đông.
  • Trường hợp trữ đông sữa trong tủ đá nhưng bị mất điện trong thời gian dài, mẹ cần bỏ sữa vào túi giữ nhiệt có chứa đầy đá lạnh rồi đóng kín lại để bảo quản.
  • Không lưu trữ sữa mẹ trong cửa tủ lạnh hoặc tủ đông vì nhiệt độ sẽ thay đổi khi đóng và mở cửa. Nên đặt ở nơi lạnh nhất trong tủ trữ sữa và hạn chế di chuyển, sắp xếp trừ khi lấy ra sử dụng.

 

Xem thêm:

Cách bảo quản sữa mẹ tuy đơn giản nhưng nếu mẹ không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ gây ảnh hưởng tới chất lượng của sữa, và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thông qua bài viết này, hy vọng các mẹ sẽ có thể bổ sung thêm cho mình một số kiến thức và không còn băn khoăn về cách bảo quản sữa mẹ.

 

 

Mẹ thông thái Meiji

Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông thái Meiji

Siêu âm đo độ mờ da gáy là rất cần thiết, mẹ bầu không nên bỏ qua

Đặc biệt lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

Có thể bạn muốn xem

Liệu sữa mẹ có đủ cho bé?

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất liệu sữa mẹ có đủ hay không đó là mức tăng cân của trẻ. Giai đoạn từ 0-2 tháng tuổi, sau khoảng thời gian giảm cân sinh lý (khoảng 1 tuần sau sinh), trung bình 1 ngày cân nặng của trẻ tăng từ 30-40g.

Xem chi tiết

Khi nào thì mẹ nên massage núm vú?

Khoảng tuần thứ 20 thai kỳ, mẹ nên bắt đầu massage núm vú trong khi tắm. Việc núm vú được massage thường xuyên sẽ giúp ống dẫn sữa mở và sữa sẽ tiết ra dễ dàng hơn, giúp cho trẻ dễ ngậm núm vú và tránh tổn thương khi bú mẹ.

Xem chi tiết

Sữa mẹ – thức ăn không thể thiếu với con yêu

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, là bữa ăn hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và chất khoáng cũng như men tiêu hóa giúp trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện.

Xem chi tiết
Nhắn tin cho Meiji
Logo Messenger - Meiji Vietnam
Mua ngay sản phẩm chính hãng Meiji