Khi thai 9 tuần tuổi, cũng là lúc mẹ bước vào những tuần cuối cùng trong chu kỳ đầu tiên của quá trình mang thai. Mẹ sẽ cảm thấy rất mới mẻ và phấn khích nếu đây là lần mang thai đầu tiên của mẹ. Nhưng ngay khi đã có con rồi thì mỗi lần mang thai là một trải nghiệm thật khác biệt. Cùng MEIJI tìm hiểu thai 9 tuần phát triển như thế nào và mẹ cần lưu ý gì trong giai đoạn này nhé.
Sự phát triển và lưu ý đối với thai 9 tuần tuổi
Trọng lượng và kích thước khi thai được 9 tuần tuổi
Ở tuần thai thứ 9 này, em bé sẽ không đơn thuần chỉ là một phôi thai mà bé đã là một cơ thể sống và đang dần hoàn thiện các chức năng để có thể chào đời. Khi được 9 tuần tuổi, thai nhi đã phát triển nặng khoảng 20gam, chiều dài từ đỉnh đầu đến mông bé khoảng 2-3cm. Mẹ có thể hình dung thai nhi có kích thước bằng quả quất, trong khi tử cung của mẹ đã phình to bằng quả bưởi.
Đầu của thai nhi vẫn có kích thước lớn hơn thân nhưng sẽ trở nên cân đối hơn trong các tuần tiếp theo.
Hình ảnh thai 9 tuần
Em bé bây giờ có kích thước bằng một trái nho, cũng là lý do khiến mẹ có cảm giác rõ ràng hơn ở vùng xương chậu. Vào cuối ngày, khi bàng quang của mẹ đã căng phồng, hay sau khi mẹ ăn no, sẽ lại càng có cảm giác rõ rệt hơn nữa.
Trán của bé sẽ bớt nhô, và mắt sẽ nằm ở khoảng giữa khuôn mặt, ngón tay và ngón chân mới đây thôi còn dính vào nhau như chân vịt, thì giờ đã tách hẳn ra thành từng ngón riêng biệt.
Nếu bé của bạn là bé gái, thì đây là thời điểm mà buồng trứng bắt đầu hình thành, khi ra đời, em bé sẽ có đầy đủ số trứng mà một người phụ nữ mang trong mình suốt cả cuộc đời. Cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu hình thành, dù chỉ mới bé xíu xiu.
Cơ thể của bé cũng không còn cuộn tròn như trước nữa, mà lúc này bé bắt đầu duỗi hẳn ra, mới trước đó, em bé nằm như hình chữ C, thì giờ đã thẳng hơn trước, chỉ trừ hai chân vẫn co lên ngang hông.
Xem thêm: Thai 10 tuần: Tất tần tật những gì mẹ cần biết để dưỡng thai
Thai 9 tuần đã bắt đầu xuất hiện núm vú trên ngực, hai tai của bé mới trước đó còn ở thấp tận dưới cổ bây giờ cũng đã nằm đúng vị trí.
Thai 9 tuần tim thai bao nhiêu?
Tuần thai thứ 9, cả 4 ngăn tim đã được hình thành, tùy vào thai nhi ở tuần bao nhiêu mà có tần số tim thai khác nhau. Trung bình tim thai đập khoảng 170 nhịp/phút, khi thai 9 tuần tuổi và sẽ tăng lên khoảng 180 nhịp/phút nếu bé “quậy” trong bụng mẹ.
Thai 9 tuần cần xét nghiệm những gì?
Thời gian này là khung xét nghiệm sàng lọc NIPT, đây là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn hiện đại bậc nhất hiện nay, với kết quả sàng lọc cho ra độ chính xác rất cao cùng lợi thế có thể thực hiện được sớm nhất.
Xét nghiệm sàng lọc NIPT có khả năng phát hiện được các nguy cơ mắc phải các dị tật như: Hội chứng Down, hội chứng Edwards, Turner, hội chứng Patau,… Nếu như kết quả đưa ra cho thấy em bé không có nguy cơ mắc dị tật thì mẹ sẽ không cần làm thêm xét nghiệm sàng lọc nào nữa, còn nếu như kết quả cho ra dương tính thì yêu cầu mẹ sẽ cần làm thêm chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.
Mỗi thời điểm sẽ ứng với một loại xét nghiệm sàng lọc hoàn toàn khác nhau, đặc biệt với sàng lọc dị tật thai nhi thì những xét nghiệm đó phải được thực hiện đúng theo khung thời gian bác sĩ chỉ định. Nếu như mẹ quên và quá khoảng thời gian đó chưa thực hiện thì việc kéo dài thêm thời gian mới thực hiện sau này sẽ không mang lại hiệu quả cao như trước nữa và dễ đưa ra kết quả không chính xác.
Những thay đổi trên cơ thể mẹ khi mang thai 9 tuần
Với sự phát triển không ngừng của bé thì có thể nói từ tuần thai này bạn đã có thể rời xa những chiếc váy ôm lấy cơ thể và thay vào đó là những bộ đồ rộng rãi để cơ thể được thoải mái hơn. Kể từ bây giờ, vòng hai của mẹ vẫn tiếp tục lớn lên dần cho tới khi sinh.
Có rất nhiều mẹ bầu đã cảm thấy thoải mái hơn so với những tuần thai trước, những cơn ốm nghén đã bớt “hành hạ” mẹ bất cứ lúc nào trong ngày. Nếu mẹ thấy tóc rụng, đừng quá lo lắng, vì tóc của mẹ vốn liên tục trải qua chu kỳ mọc và rụng, và ngược lại, có nhiều mẹ thì thấy giờ đây tóc lại bỗng dày hơn và đẹp hẳn ra đấy nhé.
Mẹ có thể sẽ nhận ra những khác biệt trên móng tay và vùng lông trên cơ thể nữa, bởi vì tốc độ mọc dài ra của chúng cũng khác thường. Chính những hormone thời kỳ mang thai đã gây ra những thay đổi này cho mẹ.
Kể từ giai đoạn này, mẹ bắt đầu tăng cân không ngừng, cân nặng tăng từ từ hay tăng nhiều sẽ tùy thuộc vào cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Vì vậy, hãy tham khảo những thực đơn tốt cho cả mẹ và bé để có thể “ ăn vào con không vào mẹ” nhé.
Khi mang thai tuần thứ 9, ngực của mẹ sẽ to dần lên và tạo ra cảm giác đau hoặc khó chịu do cơ thể bạn đang chuẩn bị tạo ra sữa cho em bé. Cảm giác đau sẽ giảm nhiều sau thai kỳ đầu và ngực bạn sẽ trở lại bình thường sau quá trình sinh em bé.
Chăm sóc mẹ và thai nhi 9 tuần tuổi
Những điều mà mẹ bầu nên làm:
- Uống bổ sung axit folic với lượng 600mcg mỗi ngày
- Bổ sung thêm canxi với lượng 800 – 1200mg mỗi ngày
- Ngủ đủ giấc, thời gian ngủ nên dao động từ 6 đến 8 giờ mỗi ngày
- Vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục nhẹ, yoga bầu, đi bộ
- Bổ sung vitamin phức hợp bằng việc ăn trái cây: cam, bưởi, kiwi, táo, chuối…
- Bổ sung sữa bầu là cần thiết: Sữa bầu sẽ hỗ trợ dinh dưỡng vững chắc cho phụ nữ mang thai, từ đó thai nhi tiếp nhận dinh dưỡng cần thiết hoàn toàn từ máu của mẹ. Một trong những loại sữa được các mẹ bầu đánh giá cao đó là sữa Mama Milk của Meiji. Loại sữa này ngoài các dưỡng chất cần thiết còn chứa Fruto-oligosaccharide và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Những điều mà người mẹ nên tránh:
- Uống nhiều cà phê.
- Thức khuya.
- Uống rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
- Hút thuốc lá.
- Ăn nhiều bánh ngọt, chất béo vì dễ gây tăng cân quá mức cần thiết.
- Sử dụng những món ăn tái, chưa nấu chín, các loại thịt nguội.
Bài viết được xem nhiều nhất:
- Mấy tuần có tim thai? Tim thai bao nhiêu là tốt nhất
- Độ mờ da gáy là gì? Các lưu ý quan trọng về độ mờ da gáy
- Các chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ cần nắm rõ
- Bỏ túi cách tính ngày dự sinh chính xác 100% mẹ bầu cần tham khảo
- Nguyên nhân dây rốn quấn cổ? Cách nhận biết và phòng tránh
Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về thời điểm mang thai tuần 9. Từ đó, những mẹ bầu sẽ có kế hoạch cụ thể, khoa học để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Cùng MEIJI chăm sóc mẹ trong suốt 9 tháng thai kỳ để cho mẹ và bé đều khỏe nhé.