Trẻ mấy tháng ăn dặm tốt nhất? Những lưu ý khi cho bé ăn dặm
Ăn dặm được xem là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong
quá trình nuôi dạy trẻ. Các mẹ sẽ gặp phải việc bé biếng ăn, không chịu nhai,….
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm được các mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu
nhé!
Bài viết Trẻ mấy tháng ăn dặm
tốt nhất? Những lưu ý khi cho bé ăn
dặm hôm nay sẽ cung cấp cho các mẹ
tất tần tật những kiến thức liên quan
đến việc ăn dặm của con. Hãy
cùng Meiji theo dõi nhé!
Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là quá trình chuyển đổi
từ chế độ ăn hoàn toàn sữa mẹ
hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức
(chế độ ăn dạng lỏng) sang chế độ
ăn có bổ sung các loại thực phẩm
rắn khác nhau bao gồm tinh bột, thịt, cá,
trứng, rau củ, hoa quả. Các thực phẩm
này giúp bổ sung thêm các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển
của trẻ nhưng không hoàn toàn thay thế
được sữa mẹ hay sản phẩm dinh
dưỡng công thức. Vậy nên, mẹ hãy
kết hợp việc cho trẻ ăn dặm và bú
sữa đầy đủ với lượng phù
hợp theo từng giai đoạn tăng trưởng của
trẻ.
Trẻ mấy tháng ăn dặm tốt nhất
Theo các chuyên gia, thời điểm ăn dặm
tốt nhất cho bé là từ 6 tháng tuổi
trở lên. Khi này hệ tiêu hóa của
bé đã khá hoàn chỉnh đề có
thể tiêu hóa thức ăn.
Nếu cho bé ăn dặm quá sớm có thể
khiến bé dị rối loạn tiêu, chán ăn
và làm ảnh hưởng đến sự phát
triển của trẻ sau này. Vì vậy, việc
chọn thời điểm cho bé ăn dặm là
rất quan trọng và các mẹ nên lưu
ý.
Trẻ mấy tháng ăn
dặm tốt nhất
Dấu hiệu nhận biết bé có thể bắt
đầu ăn dặm
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo
rằng trẻ nhũ nhi nên được bắt
đầu ăn dặm từ khi trẻ tròn 6 tháng
tuổi. Lúc này, tốc độ tăng
trưởng của trẻ đã tăng lên nhiều
vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ
cũng tăng và sữa mẹ cũng không thể
đáp ứng đủ nhu cầu này. Giai
đoạn 6-12 tháng tuổi, sữa
mẹ chỉ cung cấp được một nửa
nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Từ 12-24
tháng, lúc này sữa mẹ chỉ cung cấp
được khoảng 1/3 nhu cầu của trẻ. Do
đó, cần cho trẻ ăn bổ sung ngoài sữa
mẹ và sản phẩm dinh dưỡng sữa
công thức.
Tìm hiểu thêm về sản phẩm Infant Formula Ezcube của Meiji - dành cho trẻ từ 0- 1 tuổi với đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho bé.
Bên cạnh tháng tuổi của trẻ, mẹ cũng
cần chú ý thêm các mốc vận
động mà trẻ đã đạt
được dưới đây để có
thể lựa chọn thời điểm cho trẻ ăn
dặm tốt nhất:
Khi cổ trẻ đã cứng cáp và có
thể lẫy.
Trẻ có thể ngồi nếu có người
hỗ trợ.
Đùn lưỡi ra vào nhiều lần, chảy
nước miếng khi nhìn người lớn ăn.
Há miệng, chăm chú nhìn người
lớn, thích thú với bữa ăn của
người lớn.
Trẻ nhanh đói hơn, chưa đến cữ
bú đã khóc đòi ăn.
Các phương pháp ăn dặm
Ăn dặm truyền thống
Đây là phưuong pháp ăn dặm truyền
thống được các bà các mẹ sử
dụng từ lâu đến nay. Bắt đùa
bằng việc cho bé ăn đồ nhuyễn nhưu
cháo xay, sau đó từ từu tập cho bé
ăn những đồ ăn cứng hơn như trái
cây, rau củ,…
Thời gian tập cho bé ăn là khoảng từ 6
tháng tuổi cho tới 2 tuổi, cho đến khi bé
có thể ăn cơm nguyên hạt như
người lớn.
Ưu điểm của phương pháp này là
việc tập cho bé quen dần với đồ ăn
bằng cách cho ăn từ đồ nhuyễn
đến đồ thô. Việc này khiến cho
hệ tiêu hóa của bé hoạt động
nhẹ nhàng và việc chế biến thức ăn
cũng dễ dàng cho bố mẹ
Nhược điểm của phương pháp này
là khiến bé chán ăn khi lúc nào
cũng chỉ ăn đồ nhuyễn, bé sẽ
ngậm và không nhai thức ăn khiến chất dinh
dưỡng của thực phẩm không được
hấp thụ.
Ăn dặm bé tự chỉ huy
Phương pháp này được các bà
mẹ bên các nước Châu Âu sử
dụng và gần đây được du nhập
về Việt Nam. Với phương pháp này,
bé sẽ được mẹ cho ăn thô như
người lớn ngay từ ban đầu tahy vì
đồ nhuyễn. Chỉ cần cắt đồ ăn cho
bé cầm và gặm ăn mà không cần xay
nhuyễn.
Ăn dặm bé tự
chỉ huy
Ưu điểm của phương pháp này lag
khiến bé thích thú và có thể
chủ động học cách ăn và lựa
chọn bữa ăn cho mình. Bé sẽ ngồi
trên ghế và tự ăn mà không cần cha
mẹ đút.
Nhược điểm của phương pháp này
và bé sẽ không ăn được nhiều,
và sụt cân. Nguy cơ bé bị hóc và
nghẹn cũng cao hơn phương pháp truyền
thống nên phải có sự giám sát của
cha mẹ.
Tiêu chuẩn dinh dưỡng bữa ăn dặm của
bé
Ăn dặm ở trẻ là một quá trình, ban
đầu bé sẽ ăn dặm xen kẽ bú sữa
sau dần sẽ thay thế hoàn toàn bằng bữa
ăn. Do vậy, tùy vào từng giai đoạn
tiêu chuẩn về dinh dưỡng của trẻ là
khác nhau.
Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi: khi này bé
sẽ được cho ăn những thức ăn
nhuyễn nhưu cháo xay, bột, hoa quả khoảng
100 – 200 ml thức ăn/bữa và xem kẽ bú
mẹ hoặc sữa bình.
Trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi: vào giai
đoạn này bé đã có thể ăn
thức ăn đặc hơn với hàm lượng
khoảng 200ml/ bữa, ngày ăn 2 bữa và
bú sữa mẹ.
Trẻ từ 10 – 12 tháng: bé đã
có thể ăn đồ thô như rau củ
luộc, cháo, bột hàm lượng từ 200
– 250 ml, ngày ăn 3 bữa và bú mẹ.
Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi: hàm
lượng thức ăn mà bé cần khi này
là 250 – 300 ml, ăn 3 bữa/ ngày. Đây
cũng là giai đoạn mẹ có thể cai
sữa cho bé.
Lợi ích khi bé ăn dặm đúng cách
Ăn dặm đúng cách sẽ đem đến cho
bé những lợi ích tuyệt vời như:
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho
bé để phát triển toàn diện.
Giúp bé học đượcc các tự
ăn và thói quen ăn uống lành mạnh
Cải thiện hệ tiêu hóa cho bé, giúp
dạ dày làm quen với việc thiêu háo
thức ăn
Tập cho bé tập dùng lưỡi, răng,
miệng… để nhai và nuốt thức ăn.
Tạo điều kiện để bé sử dụng
các giác quan như khứu giác, vị
giác để cảm nhận thức ăn.
Những lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn
dặm (theo phương pháp ăn dặm truyền
thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật)
Cho trẻ ăn dặm từ ít đến
nhiều
Khi mới bắt đầu quá trình ăn dặm, cho
trẻ ăn với lượng nhỏ (1-2 thìa) rồi
sau đó tăng dần lượng ăn từng
chút một. Bắt đầu bằng việc cho trẻ
ăn 1 bữa/ngày. Đến khi bé đã ăn
quen thì tăng dần lên 2 bữa/ngày
Cho trẻ ăn dặm từ lỏng đến
đặc
Cho trẻ ăn tăng dần độ thô, bắt
đầu từ bột loãng/cháo xay rồi
đến cháo nguyên hạt, cơm nát….
Cho trẻ tập làm quen với từng loại
thực phẩm
Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy tập cho
trẻ ăn riêng từng loại thực phẩm trong
khoảng 2 – 3 ngày với một lượng ít
và theo dõi phản ứng của trẻ. Nếu
trẻ không có biểu hiện dị ứng thực
phẩm, mẹ có thể tăng dần lượng
ăn cho trẻ lên.
Không cho gia vị mặn vào đồ ăn
của trẻ
Trẻ từ 0 -1 tuổi, chức năng thận vẫn
còn yếu. Để tránh thận phải làm
việc quá sức, mẹ không nên thêm
mắm, muối khi nấu ăn cho trẻ. Hơn nữa,
lượng Natri trẻ nhận được qua sữa
mẹ/sản phẩm dinh dưỡng công thức và
thực phẩm ăn dặm là đã đủ
với trẻ ở giai đoạn này nên mẹ
hoàn toàn yên tâm.
Khi nấu đồ ăn dặm, mẹ nên phối
hợp đầy đủ 4 nhóm chất
Đường bột: Gạo, bánh mì, mì,
bún, phở, khoai, …
Đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, đậu
đỗ, …
Chất béo: dầu, mỡ, bơ, các loại
hạt, …
Vitamin và khoáng chất: các loại rau củ,
hoa quả, …
Đảm bảo vệ sinh khi chế biến các
món ăn cho trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên
khi chế biến các món ăn cho trẻ, cần
lựa chọn các loại thực phẩm sạch,
biết rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh
khi chế biến thực phẩm.
Gợi ý mẹ thực đơn tham khảo cho trẻ
từ 6 -7 tháng
Cháo thịt gà
Nguyên liệu:
Gạo:10 g
Thịt ức gà: 20 g
Rau cải xanh: 4 – 5 lá (chỉ lấy phần
lá)
1 viên Infant Formula EZcube hòa tan trong 40 ml nước
nóng
Cách làm:
Gạo nấu nhừ theo tỷ lệ 1 gạo : 10
nước rồi xay nhuyễn.
Thịt gà rửa sạch, luộc chín mềm
rồi xay nhỏ sau đó cho vào nồi cháo
đã xay.
Rau cải rửa sạch, luộc chín mềm. Sau
đó giã nhỏ rồi rây qua lưới cho
mịn.
Khi cháo đã nấu chín nhừ, cho rau
và sữa vào khuấy đều rồi tắt
bếp.
Cháo thịt gà
Bơ nghiền
Nguyên liệu:
Bơ chín: 50 g
1 viên Infant Formula EZcube hòa tan trong 40 ml nước
nóng.
Cách làm:
Bơ bóc vỏ, cắt nhỏ.
Cho hỗn hợp bơ và sữa vào máy xay,
xay nhuyễn.
Bơ nghiền
Dưới 1 tuổi, dinh dưỡng cung cấp chính cho
trẻ vẫn là từ sữa mẹ hoặc sản
phẩm dinh dưỡng công thức. Vì vậy mẹ
hãy nhớ bổ sung cho trẻ hàng ngày nhé!
Sản phẩm dinh dưỡng công thức Meiji cho trẻ
từ 0-1 tuổi Meiji Infant Formula hiện đang
được đông đảo các mẹ bỉm
sữa lựa chọn cho con. Sản phẩm giúp hỗ
trợ dinh dưỡng toàn diện cho trẻ:
Đảm bảo tăng trưởng và phát
triển tương tự như trẻ bú sữa
tự nhiên
Bổ sung FOS giúp cải thiện tình trạng
phân
Cân nhắc đến khả năng tiêu hóa
và hấp thu của trẻ
Chú trọng đến việc tăng cường
khả năng miễn dịch của trẻ
Mỗi bước tiến của trẻ đều
rất quan trọng. Meiji hy vọng giai đoạn ăn
dặm tuy vất vả nhưng cũng rất thú
vị này sẽ trở thành một kỷ
niệm đáng nhớ với ba mẹ và con
yêu của mình nhé!
Trên đây là bài viết Trẻ mấy
tháng ăn dặm tốt nhất? Những lưu
ý khi cho bé ăn dặm mà
Meiji đã gửi đến các bạn.
Qua bài viết này, hy vọng ăn dặm không
còn là nổi ám ánh của các bậc
phụ huynh. Chúc mọi người thật nhiều
sức khỏe và hẹn gặp lại ở những
bài viết sau!
Mẹ thông thái Meiji
Nơi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy con của các mẹ thông
thái Meiji
Các mẹ thường lo lắng sau
mỗi đợt trẻ sử dụng kháng sinh
bởi những tác dụng phụ do kháng sinh mang
lại như rối loạn tiêu hóa, tiêu
chảy, biếng ăn. Không ít mẹ băn
khoăn về việc có nên dùng men vi sinh cho
bé khi đang uống thuốc kháng sinh hay
không. […]
Ho là tình trạng phổ biến
ở trẻ và có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe,
thể chất của trẻ. Trẻ ho có đờm
có thể gây khó chịu và thậm
chí là dấu hiệu tiềm ẩn trong sức
khỏe của trẻ. Trong bài viết này, Meiji
sẽ cùng mẹ tìm hiểu […]
Trong một số trường hơp
trẻ cần được bổ sung men vi sinh để
hạn chế nhiễm trùng đường tiêu
hóa, lập lại sự cân bằng cho hệ
tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu không hiểu
rõ về men vi sinh trẻ em thì có thể
sử dụng sai cách. Vậy sử dụng men vi sinh
[…]
Các “Mom” ơi! Sản phẩm
dinh dưỡng công thức dạng viên Meiji EZcube
nay đã có diện mạo mới độc
đáo! Cùng chào đón “dáng
vẻ” mới từ Meiji EZcube! Meiji mang đến
những cải tiến mới từ thiết kế
sản phẩm tới bao bì giúp tăng sự
tiện lợi khi sử dụng, hỗ trợ […]
Giai đoạn 1 tuổi là giai
đoạn bé bắt đầu chập chững
những bước đi đầu tiên, cơ thể
trẻ phát triển rất nhanh về cả chiều
cao, cân nặng và trí não, nhu cầu dinh
dưỡng sẽ cao hơn lúc trước rất
nhiều. Vì vậy các mẹ cần xây
dựng thực đơn cho bé […]
Canxi là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với
trẻ nhỏ. Canxi tham gia vào sự hình thành và phát triển của xương và răng, giúp
duy trì mật độ và khối lượng xương trong giai đoạn thanh thiếu niên cũng như góp
phần quan trọng đối với hoạt động bình thường của các cơ và dây thần kinh.
Chắc hẳn khi nuôi con, bố mẹ nào cũng mong con luôn khỏe
mạnh và phát triển toàn diện. Đặc biệt, chiều cao và cân nặng của trẻ là 2 vấn
đề được nhiều bố mẹ quan tâm hiện nay.